Từ 0 đến 30.000 subscribers – Tư duy quyết định kết quả
Sớm biết tư duy và chiến lược này, mình đã không phí thời gian vào các kênh không đạt kết quả đáng kể và tăng trưởng nhanh hơn.
Giống như một người đang lạc trong mê cung của hàng tá nền tảng: YouTube, Facebook, TikTok, Instagram… mình đã từng mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn, cố gắng làm mọi thứ từ video ngắn, podcast, bản tin, cho đến email marketing để rồi cuối cùng không có kênh nào nổi bật. Lượt xem luôn ở mức thấp, tiền thì chẳng thấy đâu còn bản thân mình luôn bị đè nặng bởi áp lực khi thấy người khác thành công trên các nền tảng mà mình vừa nhúng chân bước vào.
Vậy, làm thế nào để mình thoát khỏi cái bẫy này và đạt được 30.000 followers? 4 Lưu ý dưới đây đã được mình rút ra trong suốt quá trình làm nội dung và mình tin rằng nó sẽ là chiến lược nội dung hiệu quả dành cho bạn vì rất nhiều người đã thành công với nó, trong đó có mình.
Hiểu thuật toán và tập trung vào đúng kênh
Năm ấy, mình đã chi không ít tiền và thời gian cho một kênh YouTube nhỏ, với hy vọng rằng video về các mẹo tâm lý sẽ thu hút được hàng triệu lượt xem. Nhưng ôi thôi, mỗi video chỉ được vài trăm lượt xem, trong khi người bạn của mình chỉ cần một chú mèo dễ thương nhảy múa là hút cả trăm nghìn views. Điều này thực sự làm mình bực mình và hoang mang. Tại sao video của mình lại thất bại?
Đầu tiên, hãy nói về thuật toán – bí ẩn mà chúng ta luôn cố gắng giải mã. Từng nền tảng có cách hoạt động riêng, và để thành công, bạn cần hiểu rõ nó. Nếu không hiểu cách thức vận hành của nền tảng mà cứ lao vào làm, bạn sẽ không đạt được kết quả gì. Nhiều người nghĩ rằng họ cần đa kênh ngay từ đầu, tuy nhiên, điều này không đúng. Nó sẽ dẫn đến sai lầm mà mình từng mắc phải: làm video ngắn trên TikTok và cố gắng kéo khán giả từ đó sang YouTube. Kết quả? Chỉ có những cú nhấp chuột lẻ tẻ và lượng view lẹt đẹt.
Bạn cần hiểu, mỗi một nền tảng sẽ là nơi tận hưởng với những đối tượng khán giả hay mục đích khác nhau. Thay vì cố gắng làm nhiều kênh cùng lúc, hãy tập trung vào một kênh chính mà khách hàng của bạn thường xuất hiện. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khán giả và tập trung nguồn lực vào việc tạo ra nội dung chất lượng cao. Ví dụ, nếu đối tượng của bạn là những người có chuyên môn, họ có thể thường xuyên đọc bản tin, theo dõi các chuyên gia trên Facebook, hoặc xem video trên YouTube. Trong khi đó, nếu đối tượng là người trẻ và có xu hướng tìm kiếm những thứ thiên về giải trí, họ có thể thường sử dụng Instagram và TikTok.
Hãy chọn 1-2 nền tảng chính mà khán giả của bạn thường xuyên sử dụng. Ví dụ, nếu bạn nhắm đến các solopreneur hay solo creator, hãy tập trung vào bản tin trên Substack và video YouTube.
Đừng mất công thử nghiệm hết nền tảng này đến nền tảng khác. Thứ duy nhất bạn có được là 2 đôi mắt gấu trúc và một tâm trạng mệt mỏi.
Nội dung tăng tương tác và chuyển đổi
Mình nhớ lại những video đầu tay của mình khi đem đến cho khán giả. Video đó được chuẩn bị kỹ lưỡng, có phân tích và cả ví dụ cụ thể. Mình háo hức, chọn giờ đẹp, đăng tải và chờ đợi phản hồi những bình luận trong video. Thế nhưng, không có mấy ai thèm xem những video đó của mình ngoài lượt xem từ người thân và bạn bè. Tại sao? Vì nó không thực sự đủ thu hút người xem nhìn thấy và click vào nó!
Nội dung thu hút phải như một cái bẫy, nhiệm vụ của nó là sẽ kéo khán giả về để họ biết đến bạn, tin tưởng bạn hơn một chút. Dạng nội dung tăng tương tác cần phải được sản xuất thường xuyên và đều đặn. Tuy nhiên, hãy làm nội dung đúng thứ khán giả quan tâm, tránh làm ồ ạt đâm mất công. Hãy nghĩ đến những tiêu đề hấp dẫn, hình ảnh bắt mắt, và đặc biệt là những thông tin mà khán giả không thể tìm thấy ở nơi khác.
Một trong những cách tốt nhất tìm kiếm những tiêu đề hay và hình ảnh bắt của mình là xây dựng thói quen “Đi chợ” nội dung. “Đi chợ” là việc hằng ngày, mình sẽ dành ra 15 - 30 phút sau khi hoàn thành công việc ngồi lướt mạng xã hội như Facebook và YouTube. Bạn không nghe nhầm đâu, lời khuyên của mình là bạn hãy lướt mạng xã hội đi!
Tuy nhiên, việc mình lướt là có chủ đích, mình sẽ không đọc tin mà thay vào đó sẽ lưu lại những bài viết hay video có hình ảnh hoặc tiêu đề khiến bản thân mình thấy ấn tượng. Việc của mình là lưu trữ nó và để trong một kho ý tưởng và rồi sẽ sử dụng để học hỏi họ trong cách làm tiêu đề và hình ảnh. Nếu tiêu đề và hình ảnh đó có thể thu hút mình, rất có khả năng nó sẽ thu hút nhiều người khác. Hãy luôn học hỏi và quan sát người thành công, chí ít, ta sẽ không thất bại ê chề.
Khi nội dung bạn đã thực sự thu hút được một lượng khán giả, đây là lúc bạn sẽ dẫn khán giả vào hệ thống của bạn để tạo ra chuyển đổi. Nội dung chuyển đổi có thể là một landing page, website, blog chuyên sâu hoặc một bản tin của bạn.
Đây sẽ nơi bạn sẽ viết nhiều thứ chuyên sâu, thu hút đồng thời lồng ghép sản phẩm, trang bán hàng hay link tư vấn 1:1 của bạn vào đó. Lúc đó khách hàng sẽ đủ niềm tin để mua hàng từ bạn.
Nếu các bạn chưa biết xây dựng chiến lược nội dung cho sự nghiệp của mình, chưa xác định được cách làm nội dung tăng tương tác hay nội dung chuyển đổi, hãy gặp mình tại khoá học Business Content Bootcamp. Đây là khoá học sẽ giúp bạn xác định lại ngách, lên kế hoạch nội dung tối ưu và rèn luyện đến độ “mệt mỏi” để hình thành thói quen sản xuất nội dung thường xuyên và đều đặn.
Một YouTuber nổi tiếng có chanel mang tên Hiếu TV thường xuyên hàng tuần sẽ có video chia sẻ nội dung về một vấn đề cụ thể. Đây chính là những nội dung thu hút khán giả theo dõi và tin tưởng. Trong mỗi video, chú Hiếu luôn có một câu: “Tôi có một website có tên là Hieu.tv để các anh chị có thể xem thêm các tài liệu của tôi.”
Những video thu hút của Chanel Hiếu TV luôn giữ một lượng view ổn định
Trang web chính là nội dung để chuyển đổi của chú Hiếu. Kết quả là, có rất nhiều người đã bỏ tiền để mua khoá học tài chính trên website đó.
Đừng chỉ thu hút người xem, hãy nghĩ đến cách chuyển họ thành khách hàng. Hãy cung cấp tài liệu miễn phí, bản dùng thử, hoặc bất kỳ giá trị nào mà họ sẽ không muốn bỏ qua.