Tất tần tật về những mô hình giúp bạn chọn ngách ra tiền mà vẫn vui
Bạn có đang lăn tăn khi không biết phải chọn cái ngách nào bởi vì
Cái này mình làm cũng được, mà cái kia mình thấy cũng ổn.
Cho nên thật sự không biết phải chọn nó như thế nào hết cả.
Có cái mình thích, nhưng mình lại chưa giỏi.
Có cái mình giỏi, nhưng mình lại thấy quá nhiều người làm.
Vậy thì liệu mình có nên theo đuổi nó không.
Cho nên hôm nay mình đã chọn ra một lộ trình để bạn có thể đi từ chưa biết chọn gì thành một người có tệp khách hàng với ngách rõ ràng để kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
Công thức Niche down:
Khi nhắc đến việc chọn ngách tiếng anh sẽ là Niche, nhưng chúng ta còn quên một tính từ hay đi chúng với Niche đó là Niche down - down ở đây có nghĩa là mình cần đi sâu hơn nữa trong một chủ đề để có thể tạo ra sự khác biệt.
Và công thức đó là:
Niche down = Đi sâu vô một nỗi đau đủ lớn của 1 tệp khách hàng có tiền.
3 yếu tố quan trọng của công thức này chính là:
1 tệp khách hàng: chỉ một thôi chứ không nên làm cho quá nhiều tệp
Có tiền
1 Nỗi đau đủ lớn
Có được 3 thứ này thì chắc chắn bạn sẽ có một cái ngách phù hợp nhất
Và kết quả cuối cùng của một cái ngách đó là bạn sẽ tạo ra được một cái elevator pitch(1 đoạn giới thiệu ngắn nhưng vẫn rõ ràng trong 15-30 giây về sản phẩm dịch vụ của bạn)
Và công thức của 1 cái elevator pitch đó chính là:
You know [people with a problem]? Well what we do is [solution]. Infact, [Proof].
Ví dụ: Bạn có biết là ở ngoài kia có rất nhiều những phụ nữ làm solopreneur khi bước ra kinh doanh, dù họ làm rất nhiều kênh tiếp thị nhưng cũng không kiếm được khách hàng. Bởi vậy, việc mình làm đó là xây dựng một hệ thống video hiệu quả để thu hút khách hàng một cách đều đặn chỉ với 1 video/tháng. Và tháng trước mình vừa mới giúp cho một người chị B kiếm được 5 khách hàng mới chỉ từ chiếc video đầu tiên.
Và mục tiêu cuối của chúng ta trong kinh doanh đó là thực hiện và làm rõ được cái elevator pitch của chính mình, thì lúc đó bạn sẽ có một cái ngách và một cái sự nghiệp thành công.
Hiểu được điều này rồi thì chúng ta sẽ cùng nhau đi qua 3 giai đoạn cũng như 3 mô hình để hình thành và chọn ra được ngách phù hợp với bạn nhé!
1. Giai đoạn 1: Đi tìm hướng đi lâu dài (Industry)
Đây là giai đoạn bạn mới bắt đầu chặng hành trình làm riêng cho bản thân, có hàng ngàn câu hỏi nhảy lên trong đầu và vô vàn những nỗi sợ không biết là cái hướng mình chọn nó có ổn hay không.
Thật ra thời gian đầu lại là lúc mà bạn không nên quá khắt khe với bản thân, nó là thời gian để bạn trải nghiệm nhiều hơn và ít nhất là lựa chọn cho mình một đường đi lâu dài
Bởi vậy mình có một công thức rất giống với IKIGAI framework muốn chia sẻ cho bạn
- Thứ nhất: Thế mạnh
Hãy ngồi xuống và nhìn xem bạn giỏi cái gì, có nhiều kĩ năng kinh nghiệm về cái gì. Đơn giản là khi bạn làm thứ bạn giỏi, thì bạn sẽ có kết quả nhanh hơn nhiều thôi, thời gian có hạn bởi vậy nếu được hãy chọn thứ mà bạn có sẵn tài năng. Còn nếu như bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm hay kĩ năng gì trong mảng nào cả thì ta sẽ đi tới yếu tố thứ 2 đó là…
- Thứ hai: Niềm vui
Nếu bạn làm thứ mà nó khiến cho bạn vui, thì bạn sẽ làm nó ngày đêm không biết mệt mỏi. Và ngược lại, nếu bạn làm thứ gì mà nó khiến cho bạn mệt mỏi, chán nản, thì không sớm thì muộn bạn cũng sẽ từ bỏ nó mà thôi.
Bởi vậy nếu như đang băn khoăn giữa 2 hoặc 3 thứ nào đó, hãy đặt câu hỏi đâu là thứ đem lại cho bạn nhiều niềm vui nhất và bạn có thể làm hoài không biết chán. Cuối cùng sẽ là yếu tố
- Thứ ba: Thị trường
Nếu bạn làm một thứ không ai cần và có cũng được mà không có cũng chẳng ảnh hưởng gì, thì sẽ rất khó để bạn có thể kiếm ra tiền.
Hãy coi thứ bạn làm giỏi và thứ mà bạn thích nó có khách hàng và thị trường hay không? Tại vì nếu không có thì bạn sẽ không kiếm ra được tiền. Bạn không thể sống bằng việc hít đam mê được. Còn nếu muốn tiếp tục làm thì hãy nghĩ nó giống như một thú vui hay sở thích của bản thân thôi, đừng mong chờ là nó phải ra được tiền và nuôi sống được bản thân, gia đình bạn.
Tóm lại, ở trong giai đoạn một này, hãy bắt đầu với thứ mà bạn thích trước mà nó có thị trường, vì khi nó là thứ bạn thích, thì bạn sẽ làm nó và học hỏi về nó nhiều hơn, thì dần dần nó sẽ trở thành thế mạnh của bạn.
Và yếu tố thị trường nó sẽ giúp bạn có tiền để nuôi sống bản thân trong thời gian ban đầu.
Lấy một ví dụ cụ thể: Kênh Solo Creator của mình:
Về niềm vui: vì đây là công việc mà mình vô cùng yêu thích, dù không ai trả tiền cho mình thì mình vẫn tiếp tục làm để chia sẻ những bài học của mình ra bằng việc làm video, nên nó thoả mãn được yếu tố đó
Về thế mạnh: thật ra mình bẩm sinh là người không giỏi về hình ảnh và sáng tạo, nhưng vì mình rất thích mày mò và tìm hiểu về nó nên sau 6 năm tìm hiểu và làm rất nhiều, thì việc làm video, nó đã trở thành thế mạnh lớn nhất của mình luôn.
Về thị trường: Mình thấy rõ ràng một điều là video sẽ không bao giờ chết, lúc nào nào thời điểm nào cũng sẽ có người muốn làm video để chia sẻ.
Thời gian đầu bạn có thể đi rộng và làm cho nhiều kiểu khách hàng khác nhau để hiểu thêm về thị trường và các tệp khách hàng mà bạn có thể làm việc được.
Nói về làm video thì cũng sẽ có rất nhiều kiểu video khác nhau:
Video quảng cáo sản phẩm
Video giáo dục, chia sẻ kiến thức
Video thương mại TVC
Video dạng vlog du lịch
Video ngắn giải trí trên Tiktok
Video dài trên Youtube
Video podcast như Vietcetera
Video animation
Video ca nhạc
Và còn rất nhiều kiểu video khác nữa…
Nếu muốn bạn có thể dành thời gian ra để thử và trải nghiệm thật nhiều thể loại và tệp khách hàng khác nhau.
Khi làm đủ nhiều rồi thì bây giờ mình sẽ đi tới giai đoạn thứ 2 trong hành trình chọn ngách đó là
2. Giai đoạn 2: Tìm kiếm tệp khách hàng có tiền
Tiếp theo trong trường hợp bạn đã làm việc với nhiều kiểu khách hàng khác nhau rồi thì bây giờ mình có thể lựa chọn ngách dựa trên Profit Margin.
Mục tiêu cuối cùng của việc kinh doanh đó chính là tạo ra lợi nhuận.
Bạn có thể kiếm được 1 tỷ một năm, nhưng nếu chí phí của bạn đã gần 800 triệu thì cuối cùng số tiền bạn có chỉ còn 200 triệu mà thôi.
Bởi vậy việc xác định ngách dựa trên lợi nhuận ròng là thứ vô cùng quan trọng để bạn có thể Làm ít mà vẫn được nhiều.
Xin giới thiệu cho mọi người mô hình PVP của Allan Dib trong cuốn sách The 1-Page Marketing Plan.
Đây là bảng chấm điểm để giúp chúng ta nhìn rõ được đâu là tệp khách hàng mà ta nên quan tâm nhiều hơn:
- Personal fulfilment (P):
Đâu là tệp khách hàng mà bạn làm việc và bạn cảm thấy mình được thể hiện, được tạo ra những ý nghĩa nhất định cho bản thân. Được thoả mãn những thứ mà mình thích.
- Value to the market (V):
Tệp khách hàng nào coi trọng bạn và những thứ bạn làm, mức độ quan trọng cũng như giá trị sản phẩm của bạn đối với họ là bao nhiêu
Giá trị càng cao thì khách hàng sẽ tôn trọng và chịu trả cho bạn nhiều hơn
Lấy ví dụ một thợ chụp hình, đã chụp cho event và chụp ảnh cưới. Thì đối với khách hàng họ sẽ không để tâm việc chụp event bằng bộ ảnh cưới của họ
- Profit margin (P):
Đây là số % lợi nhuận bạn có được khi làm việc cho tệp khách hàng này. Sẽ có những tệp khách hàng mà bạn phải bỏ nhiều chi phí hơn để làm việc hay hoàn thành sản phẩm cho họ. Mục tiêu của mình trong giai đoạn này là thật sự ngồi xuống và phân tích coi % lợi nhuận thực tế của bạn là bao nhiêu.
Sau khi đã hiểu được những phần này, thì bây giờ mình sẽ làm một thứ đó chính là
Hãy liệt kê ra hết tất cả những kiểu khách hàng mà trước giờ bạn từng phục vụ
Rồi cho điểm cho từng cột theo thang điểm 10 như hình bên dưới và rồi xem đâu là cái ngách được nhiều điểm nhất thì đó sẽ là ngách giúp bạn đi được một cách bền vững mà không bị burnout vì làm quá nhiều
Ví dụ: Ở đây mình sẽ tiếp tục sử dụng ví dụ người thợ chụp hình cho mọi người dễ hiểu
Và nếu bạn muốn được tư vấn rõ hơn về chiến lược nội dung để thu hút khách hàng thì có thể nhấn vào đây:
Nhưng nhiêu đây vẫn chưa đủ sâu, chúng ta có thể đi thêm một tầng nữa để khiến cho cái ngách của mình rõ ràng cụ thể và chắc chắn hơn rất nhiều. Ta sẽ đi tới tầng…